Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Lớn lên từ đôi quang gánh của mẹ
Thầy tôi mất khi anh em tôi đứa mới lên năm, đứa chưa tròn ba tuổi. Nhà không lưới, không thuyền, mẹ tôi đòn gánh đè vai, sớm chiều chợ gần, chợ xa, buôn thúng bán mẹt nuôi con ăn học…

 


Lớn lên từ đôi quang gánh của mẹ


Làng quê tôi nằm bên bờ sông Ròn, một trong 5 con sông lớn của tỉnh Quảng Bình. Dân làng chủ yếu sống bằng nghề câu lưới, đánh bắt, chế biến thủy hải sản, vận tải đường biển và buôn bán khắp các chợ lớn nhỏ trong xứ, trong vùng. Nhờ vậy, làng tôi từ bao đời nay đã là một làng sầm uất và trù phú vào bậc nhất nhì của một tỉnh nằm ở Duyên hải miền Trung.

 

Chợ Hôm, chợ Mai quê tôi tọa lạc trên một khoảng đất rộng ở đầu làng; mỗi ngày họp 2 buổi nên có tên như vậy. Trên nền chợ mấy cây đa, cây đề cao lớn, cành lá sum suê, tỏa bóng xanh che mát cho kẻ bán, người mua. Mẹ tôi từ sáng sớm đã quang gánh lên các làng trên mạn ngược. Vài nồi cá kho, ít chai nước mắm… bà đi tới các làng Tùng Chất, Quảng Châu, Hòa Lạc… vào từng nhà bán cho bà con nông dân, rồi mua của họ mít, chuối, sắn, khoai, lạc, vừng… đem về bán ở chợ làng.

 

Khi đi thì gánh nhẹ, khi về thì nặng gánh, thật muôn vàn khó nhọc, nhất là vào những ngày mưa dầm, gió bấc, đường liên thôn, liên xã, chỗ thấp, chỗ cao trơn như đổ mỡ… Thuở còn học ở trường làng, vào những buổi chiều không phải đến lớp, anh em tôi thường thay nhau đi “đón mẹ, để san bớt gánh nặng cho mẹ khi mẹ đã xuôi được một, hai phần đường. Mẹ con tôi về đến chợ làng thường vào tầm hơn ba giờ chiều.

 

Lúc này, chợ đã đông kín người bán, người mua từ các nơi đổ đến. Mang tiếng là chợ quê, nhưng thực ra, chợ làng tôi từ mấy trăm năm nay đã trở thành chợ của cả một vùng đất phía Bắc huyện. Những lần theo mẹ về chợ, tôi thường rảo khắp chợ để xem mọi người mua bán. Hàng hóa được bày bán trong các lều quán hoặc sắp thành dãy dọc các lối đi; mỗi loại hàng có một nơi mua bán riêng với những cái tên gọi rất dân dã như hàng cá, hàng thịt, hàng gạo, hàng khoai, hàng rau, hàng xén…

 

Đi một vòng quanh chợ, người ta sẽ nhận ra ngay đặc sản của các làng quê trong vùng: Nào khoai, dưa Kẻ Sóc, Kẻ Càng, Hòa Lạc, nào mít, chuối Tùng Chất, Quảng Châu, nào tôm cá Cảnh Dương… Còn các thứ nồi, niêu, xoong chảo, áo quần, vải vóc, giấy bút… thì từ Vinh, Hà Nội… đưa vào, từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn chở ra… không thứ hàng hóa nào cần dùng cho cuộc sống hàng ngày là không có.

 

Người làng tôi cũng như người nhiều làng khác trong vùng có thói quen mỗi ngày một lần đi chợ để mua thức ăn cho 2 bữa sáng chiều. Lương thực, thực phẩm họ mua về phần nhiều đều là thực phẩm tươi sống. “Gạo chợ, nước sông” thuở xưa thân thiết, gắn bó với người dân quê tôi như bát cơm, manh áo hàng ngày.

 

Cũng như phần đông các bà, các chị trong làng, mẹ tôi từ khi tóc mới chấm ngang vai cho đến lúc đã ở tuổi ngũ tuần, lục tuần mấy chục năm liền đã gắn bó với chợ làng, thời bình cũng như thời chiến, lúc chợ họp ban ngày cũng như khi chợ phải chuyển họp về đêm để tránh bom đạn của giặc ngoại xâm… Đôi quang gánh của mẹ đã giúp mẹ nuôi chúng tôi ăn học hết bậc phổ thông ở trường làng. Mỗi lần nhìn đôi bờ vai bầm đỏ đã thành chai của mẹ tôi lại chợ nhớ đến câu thơ của thi hào Nguyễn Du: “Đòn gánh tre chín dạn hai vai”…

 

Sau này, khi lớn lên, tôi đi dạy học ở các tỉnh xa. Hàng năm, có dịp về thăm quê, tôi thường ra chợ làng xem mọi người mua bán. Chợ làng vẫn đông vui, sầm uất như xưa, có điều hàng hóa thì phong phú, đa dạng hơn trước rất nhiều. Mẹ tôi khuất núi đã 35 năm rồi, nhưng mỗi lần bước chân vào chợ tôi vẫn thấy thấp thoáng đâu đây hình bóng của Người bên những buồng chuối, trái mít, củ khoai…
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Miền cỏ lạ (31-07-2017)
    Chị Dâu (28-07-2017)
    Chị em gái (21-07-2017)
    Thắp sáng ngày vui  (11-07-2017)
    Tình tay ba (09-07-2017)
    Chuyến xe cuối ngày (02-07-2017)
    Chuyện Thằng Mậu (28-06-2017)
    Đêm lũ mưa (25-06-2017)
    Nhật ký của bố (22-06-2017)
    Mảnh vỡ (19-06-2017)
    Vùng trời ở lại (16-06-2017)
    Chửa đi rồi cưới (11-06-2017)
    Đôi bờ hạnh phúc (07-06-2017)
    Lão lừa (30-05-2017)
    Hà Nội, cổ kính, cổ xưa và buồn (27-05-2017)
    Người dành trọn cả đời để yêu thương (22-05-2017)
    Thiên thần của con (18-05-2017)
    Cò về tổ ấm (14-05-2017)
    Tạm biệt em- Đà Lạt (11-05-2017)
    Mẹ kế (07-05-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152737078.